Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Những câu nói bất hủ


Câu nói trong năm của BS Drauzio Varella (giải Nobel Y khoa 2011)

Câu nói trong năm

"Trong thế giới hiện tại, chúng ta đầu tư công cuộc tìm kiếm thuốc kích thích cho đàn ông và chất silicone cho ngực đàn bà năm lần nhiều hơn là tìm thuốc để trị bịnh Alzheimer ”
"Vài năm nữa, chúng ta sẽ có những đàn bà với vú bự, những cụ già với dương vật cứng ngắt nhưng không người nào nhớ cái đó dùng để làm gì. "

Còn đây là 15 câu nói “bất hủ” trong năm 2010 của Việt nam :
1. Câu nói đáng nghi ngờ nhất:

Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường cao tốc. Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao nên tôi đề nghị phải xây.
(Phát biểu của ông Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) khiến nhiều người... nghi ngờ chỉ số IQ của ông này.)

2. Câu nói lột trần nhất:

Tôi chưa thấy môi trường khoa học ở Việt Nam có điểm mạnh nào so với thế giới, chỉ có điểm yếu hoặc rất yếu thôi.
Nhận xét của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng (Đại học Toulouse, Pháp). Có lẽ giáo sư hơi phiến diện nên chẳng thấy điểm mạnh nhất, dễ thấy nhất của Việt Nam, đó là mạnh miệng.

3. Câu nói cảnh báo nhất:

Các thầy cô hãy cảnh giác với học trò.

Một lãnh đạo ngành giáo dục thành phố Hải Phòng cảnh báo về việc học sinh "bẫy" cô giáo.

4. Câu nói ưu tư nhất:

Thanh tra trùng trùng điệp điệp nhưng hiệu quả không cao.


Nhận định của ông Lê Thanh Bình, Chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, về lực lượng thanh tra hiện nay.

5. Câu nói bào chữa nhất:

Học sinh không thích học sử học văn, ta phải mừng vì sách sử, sách văn hiện quá lôm côm. 

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần "bào chữa" cho học sinh.

6. Câu nói điện ảnh nhất:

Nền giáo dục của chúng ta không có hậu kỳ.


Ví von theo kiểu điện ảnh của báo Pháp luật Thành phố HCM khi thấy bao lớp học sinh giỏi đoạt đủ các giải quốc tế được chào đón, rồi sau đó trọng dụng, đào tạo ra sao thì... chấm hết.

7. Câu nói đồng cảm nhất:

Người dân có tới 4 đại diện: HĐND xã, HĐND huyện, HĐND tỉnh, Quốc hội. Nhưng khi lâm sự thì không biết hỏi ông nào.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng cảm với người dân vì không biết hỏi ông nào khi có chuyện.
Câu nói trong năm

8. Câu nói thật lòng nhất:

Có giao 1.000 tỷ đồng - 2.000 tỷ đồng bảo làm sao cho Hà Nội khỏi ngập mỗi khi mưa lớn thì chúng tôi cũng chịu.
Ông Nguyễn Lê, Giám đốc công ty thoát nước Hà Nội thật thà khi được hỏi làm thế nào để Hà Nội hết ngập.

9. Câu nói tâm trạng nhất:

Trong phòng chống tham nhũng, sợ nhất là a lô với vỗ vai.
Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng thổ lộ về việc đáng ngại nhất trong phòng chống tham nhũng.

10. Câu nói vô trách nhiệm nhất:

Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm và không có lỗi.

Câu trả lời từ các ngành có liên quan trong hai vụ tai nạn "giữa đường sụp hố" tại tp. HCM

11. Câu nói chính xác nhất:

Tệ nạn xã hội đang diễn biến phức tạp.

Phát biểu của nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô "hô" lúc đương chức. Ngài chủ tịch nói cấm có sai, chính xác từ trên xuống dưới, từ người đến ta

12. Câu nói lý thuyết nhất:

Về lý thuyết, dự án bauxite là an toàn.
Lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trước Quốc hội về sự an toàn của các dự án bauxite. Trả lời theo kiểu này giống... trả bài hơn là trả lời.

13. Câu nói đe dọa nhất:

Nếu các đồng chí không tự cắt, chúng tôi sẽ cắt các đồng chí.

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo các địa phương về việc cắt nhà xây lố tầng.

14. Câu nói tầm phào nhất:

Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng, tầm phào thôi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời về việc hứa dẹp tình trạng nhiều bệnh nhân nằm ghép một giường.

15. Câu nói vệ sinh nhất:

Không nên ảo tưởng có một đơn vị vô trùng trong một môi trường nhiễm trùng.


Tiến sĩ Bùi Trần Phượng, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, nhận xét về tham nhũng trong giáo dục.
Câu nói trong năm


Và những câu nói "bất hủ" trong năm 2011 của Việt nam : đang chờ sưu tầm thêm từ bạn đọc !!!

1.Câu nói có dân trí "đặc biệt" nhất:

 “Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình”.

Ông nghị Hoàng Hữu Phước trả lời báo Tuổi Trẻ bên lề kỳ họp QH ngày 17.11.2011

2.Câu nói "chưa nghĩ ra", cứ nói:

 “Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có luật nhà văn (nhà thơ) thì tôi cũng… chưa nghĩ ra !”.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Hồng, nói về luật nhà văn

3. Câu nói "cần xem lại" nhất:

"Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực ...Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn ...Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất”..

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) nói về lạm phát

4-Câu nói cám cảnh nhất về kinh tế đất nước:

"Việt Nam không phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển.  

Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An nhận xét

Ngực trần sơn nữ


Ngực trần sơn nữ
         Đến tận đầu thế kỷ XX, đa số phụ nữ các tộc người thiểu số cư trú lâu đời trên vùng đất Trường Sơn – Tây Nguyên hùng vĩ vẫn còn giữ tục để ngực trần khi ở nhà, ra rẫy. Điều này vẫn in dấu trong ký ức nhiều người và còn lưu lại qua những bức ảnh của các nghệ sĩ và các nhà dân tộc học người Pháp, người Việt… 

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè       Hầu hết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều có trang phục riêng, nhưng thường chỉ mặc trong những ngày lễ hội đặc biệt. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ đều để ngực trần, nam đóng khố, nữ mặc váy quây đơn giản.

         Thời gian gần đây ở các buôn làng vùng sâu vùng xa, phụ nữ trung niên vẫn để ngực trần trong khi các cô gái trẻ mặc áo cánh ngắn, bó sát người làm nổi bật bộ ngực tròn và vòng eo thon thả. Tại các lễ hội bây giờ, không còn thấy từng đoàn thiếu nữ mang ùi (váy) sặc sỡ, ngực để trần, cài những đoá hoa rừng lên gùi, lên tóc, ánh mắt long lanh, say sưa nhảy múa trong tiếng chiêng, tiếng cồng thẳm sâu, huyền bí. Để tăng thêm vẻ duyên dáng, hấp dẫn, các sơn nữ dạo ấy còn đeo nhiều sợi dây cườm ngũ sắc trước ngực.

        Lúc tắm suối, sơn nữ chỉ mặc váy còn ngực để trần, tuy nhiên mỗi khi có bóng người lạ, các cô lập tức trùm váy che kín thân thể. Giờ đây hiếm hoi lắm mới bắt gặp các cô gái ở trần đi tắm suối hoặc lấy nước về, chân thoăn thoắt leo lên các bậc thang làm nhún nhẩy đôi vú tròn mọng… trông thật thanh thoát, hồn nhiên. Thường ta chỉ gặp những mế (bà mẹ) già ở trần, dải vú chảy xệ nhăn nheo song đôi mắt vẫn sáng đăm đăm nhìn vào một miền xa xưa ký ức...

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Để trần cặp vú em
Cả làng ta bốc cháy

(Jacques Dournes)
        Trong ký ức xa xưa hơn nữa là những cô con gái đến tuổi dậy thì vú nở khoe sắc xuân nhọn hồng háo hức mong chờ nghi lễ trưởng thành cà răng cuh kraih. Đến giờ, tục lệ ấy đã không còn, nhưng các cụ già từng trải qua thời kỳ ấy vẫn gợi lại như một kỷ niệm đẹp không thể nào quên.
Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Thiếu nữ Tây nguyên xưa
        Các già làng người M’nông kể: Trước kia các loài thú dữ như sói, cọp… thường quanh quẩn quanh làng. Sau nhiều lần giáp mặt, nhận thấy chúng rất sợ phụ nữ để ngực trần và đeo nhiều dây cườm, do đó mỗi khi đi rừng, đi rẫy, để phòng thú dữ, phụ nữ thường đi trước với bộ ngực trần, còn nam giới đi sau mang theo giáo mác, xà gạc. Có lẽ vì ảnh hưởng của tục này mà ngày nay ở đây người vợ luôn đi trước chồng.
Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Phụ nữ Tây nguyên giã gạo
      Còn theo các nhà dân tộc học, tục để ngực trần có thể xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ “tốt khoe, xấu che” và ý niệm về phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở sung túc, tốt tươi của đồng bào thiểu số. Hình ảnh bầu vú căng tròn xuất hiện khắp nơi, tiêu biểu nhất là đôi cầu thang đực - cái trước khi bước vào nhà người Ê đê. Để làm cầu thang, người ta đẽo cong một đoạn cây gỗ để phần đầu uốn về phía trước như dáng con thuyền cưỡi sóng rồi khắc từ 5 - 7 bậc thang; đầu cầu thang khắc đôi vú và vành trăng non.
Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Biểu tượng cặp nhũ hoa thường xuất hiện tại khắp mọi nơi.
        
        Mặt khác, cùng với cặp ngà voi và vành trăng non thì đôi vú (biểu tượng của chế độ mẫu hệ) trở thành mô típ quen thuộc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Trên cột hiên, cột cái của nhà sàn cũng có những đôi vú được chạm nổi, nhô ra đến 10 cm, khá tinh tế, sinh động. Bởi theo quan niệm của người bản địa, ai được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

          Ngày nay, những gia đình giàu có ở Tây Nguyên vẫn xây nhà theo kiểu cổ truyền với những nhà sàn rất dài, hiên rộng, nhiều cầu thang. Có những nhà sàn của đại gia đình … dài hàng chục mét, có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống và có từ 35 đến hơn 50 thành viên.


Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Tượng nhà mồ Tây nguyên
        Với tộc người Êđê, nhà được gọi là dài khi đánh chiêng ở đầu hồi nhà bên này thì người ở đầu hồi kia chỉ nghe tiếng một cách yếu ớt. Bốn cột chính của nhà dài, những xà ngang chính như quá giang, dầm ngang được làm bằng những loại gỗ tốt như ê răng, đinh hương, cẩm lai, dổi… chạm khắc nồi bung, nồi bảy, con rùa, kỳ đà hoặc đôi ngà voi, vành trăng non, những kỷ hà… và dĩ nhiên không thể thiếu đôi vú - biểu tượng của sự giàu có, uy thế…Rồi những chiếc núm tròn ở tâm cồng khiến ta liên tưởng đấy bầu vú mẹ cứ đến mùa lễ hội lại hòa thanh trong dàn cồng chiêng mừng lúa mới.

        Ven các dòng sông lớn như Sêrêpốk, K’Rông nô, K’Rông Ana, Đồng Nai… có thể bắt gặp những chiếc thuyền độc mộc mà trên đầu mỗi con thuyền được khắc nổi đôi ngà voi hay cặp nhũ hoa.

        Vẫn còn đó những bức tượng nhà mồ khắc hình người mẹ bụng bầu với đôi vú căng phồng khỏe khoắn. 
          
        Rõ ràng, dẫu có sự giao lưu rộng rãi với nhiều dân tộc khác nhưng các tộc người thiểu số Tây Nguyên vẫn còn giữ được các phong tục, tập quán tốt đẹp; đời sống tâm linh phong phú, giàu bản sắc, hồn hậu, trong sáng.


Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Đàn voi Buôn Đôn tham gia lễ hội

         Đây là nguồn đề tài vô tận để các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước sáng tạo nên những tác phẩm văn học – nghệ thuật ấn tượng, có giá trị thẩm mỹ cao.

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Mẹ và con
Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Nụ cười sơn nữ
Xem thêm:
         Các dân tộc thiểu số ngày nay đã dần tiếp cận và chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa đô thị hiện đại , các thiếu nữ Tây nguyên cũng không nằm ngoài cái chung đó. Tại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc năm 2011, một số người đẹp Tây nguyên đã có mặt tại vòng bán kết với vòng thi áo tắm, khá tự tin khi trình diễn vẻ đẹp hình thể gợi cảm, quyến rũ trên sân khấu. 
Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Thí sinh H'Ăng Niê người dân tộc Ê đê.
Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Thí sinh K'SorH'Han người dân tộc Jrai

       Không biết nên vui với sự giao lưu văn hóa "bình đẳng" giữa các dân tộc, hay nên buồn cho dấu hiệu mai một của những bản sắc văn hóa đặc trưng cho từng dân tộc đã lưu truyền từ bao đời nay???
                         ( nguồn từ báo Tiền Phong, Blog Du lịch và internet-NPV tổng hợp)