Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Người Mỹ tung ảnh hiếm về Sài Gòn năm 1970-1971


Những bức ảnh này sẽ đem lại cho người Việt Nam một góc nhìn thú vị về cuộc sống của những thế hệ hơn 40 năm trước.

Jeff Dahlstrom là một cựu phi công của không lực Mỹ đã phục vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) vào đầu những năm 1970. Trong thời kỳ này, ông đã dành những khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để khám phá phố phường Sài Gòn với chiếc máy ảnh trong tay.
Giờ đây, rất nhiều tấm ảnh về Sài Gòn thời kỳ đó vẫn được ông lưu giữ và giới thiệu trên trang web cá nhân của mình. Những bức ảnh này sẽ đem lại cho người Việt Nam ngày nay một góc nhìn thú vị về cuộc sống của những thế hệ hơn 40 năm trước.
Dưới đây là một số bức ảnh được Jeff Dahlstrom đăng tải trên website cá nhân:
Đài phun nước trước quảng trường Lam Sơn.
Đại lộ Thống Nhất. Bên mép phải hình là cổng trường Tiểu học Văn Hóa Quân Đội, nơi ngày nay là Khách sạn Sofitel Plaza.
Cuối đường Tự Do - Majestic Hotel và Grand Hotel (nhà có tháp tròn).
Bến Bạch Đằng đầu đường Nguyễn Huệ.
Đường Trương Công Định.
Bưu Điện Trung ương.
Đường Nguyễn Huệ.
Đường Trương Công Định.
Hội quán Tuệ Thành trên đường Nguyễn Trãi, khu vực Chợ Lớn.
Dinh Độc Lập.
Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ.
Công viên Tao Đàn.
Trước cửa đền Ấn Giáo đường Trương Công Định.
Trên sân thượng đền Ấn giáo.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Quảng Ninh: Ngắm đội sinh vật cảnh “khủng” tại Carnaval Hạ Long


Trao đổi với PV Dân trí, ông Hà Quang Long - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Hội thi sinh vật cảnh các tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch toàn quốc sẽ chính thức được khai mạc tại sân bảo tàng Công viên quốc tế Hoàng Gia vào sáng ngày 28/4 và tiếp tục được trưng bày kéo dài tại Tuần lễ du lịch Hạ Long để phục vụ du khách.
Những đoàn khách trong ngoài nước đổ về khu du lịch Bãi Cháy - Quảng Ninh.
Theo thông tin từ Ban tổ chức triển lãm, Triển lãm sinh vật cảnh năm nay có sự tham dự của hơn 4.000 tác phẩm đến từ hơn 20 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó có nhiều tác phẩm vô cùng đặc sắc, có giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa cao, hứa hẹn sẽ đặc biệt thu hút du khách tham quan, thưởng ngoạn.
Nhiều nhóm khách du lịch nước ngoài thích thú tham quan đội sinh vật cảnh “khủng” ngay tại khu trung tâm khu du lịch Bãi Cháy. Những cây cảnh được tỉa tót cực kỳ công phu với đủ các tư thế, kiểu dáng “độc” khiến người xem không ngớt trầm trồ. 
Du khách chiêm ngưỡng một sinh vật cảnh "khủng" và vô cùng đẹp mắt.
Nhiều cây sanh, cây đa, cây khế ước chừng cả trăm năm tuổi cũng nằm gọn trong chiếc chậu sành. Các sản phẩm tạo hình nghệ thuật từ gỗ lũa cũng có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự sang quý. Đặc biệt nhất phải kể đến tác phẩm “Thần kim quy” bằng gỗ gù hương được tạo dáng vô cùng tự nhiên và tinh xảo với mùi hương tỏa trùm xung quanh.
Anh Trần Văn Thạch - Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Ngọc Thạch, chủ nhân tác phẩm “Thần Kim Quy” - cho biết: “Tác phẩm Thần kim quy bằng gỗ gù hương có niên đã cả nghìn năm. Chỉ riêng phần lõi gỗ để chế tác có đường kính cả mét. Đây là loại gỗ đặc biệt quý hiếm được khai thác từ chính vùng núi Quảng Ninh. Điều đặc biệt là tác phẩm “Thần Kim Quy” ngậm thanh gươm hầu như không hề có sự tác động của các nghệ nhân mà khi được phát hiện đã có dáng hình linh thiêng thiên tạo như vậy”.
Anh Trần Văn Thạch cho biết sẽ chỉ chịu sang tay tác phẩm "Thần Kim Quy" cho người nào đồng ý trả giá 500 nghìn USD.

Những thời khắc trước khi bắt đầu Tuần lễ du lịch Hạ Long 2011, tại khu du lịch Bãi Cháy đã khá sôi động. Những đoàn xe chở khách du lịch trong và ngoài nước đã bắt đầu đổ về đây, sẵn sàng tham gia một mùa Carnaval Hạ Long sôi động.
Một số hình ảnh sinh vật cảnh “khủng” tại Carnaval Hạ Long 2012:
Tác phẩm "Thiên long lạc cảnh" đầu rồng độc đáo.

Viên đá thạch anh hồng với kích thưởng "khủng" vô cùng quý giá.

Hòn trống mái tạo dáng từ đá quý.

Chiếc sập từ gỗ quý nghìn tuổi.
 
Cây sung "Ngọa hổ tàng long" được phát giá 3 tỉ đồng.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Nhìn lại miền Bắc thời bao cấp


Thời bao cấp đi qua khá lâu nhưng những hình ảnh về con người từ quyển sổ lương thực, tờ tem phiếu đến hình ảnh xếp hàng mua thực phẩm... đều làm sống lại cả một thời không dễ quên.

Những năm 1975 - 1987, đó là khoảng thời gian cuối của thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Đất nước đã đổi mới được hai mươi năm, quá khứ đã lùi xa, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung của thời bao cấp giờ chỉ còn trong kí ức những người sinh từ những năm 70 trở về trước với muôn vàn trải nghiệm vui - buồn. 
Đối với thế hệ sinh sau 1975 và đặc biệt là các thế hệ 8X, 9X thì khó có thể hình dung và chia sẻ đầy đủ những gì một thời cha anh đã trải qua. Những ấn tượng về cuộc sống ngày ấy khiến nhiều người vẫn ước gì có thể quay ngược thời gian để được chứng kiến những câu chuyện chỉ có một thời.
Bìa mua phụ tùng xe đạp
Phiếu mua vải
Tem mua thịt
Tem lương thực 100g
Tem lương thực 25g
Tem lương thực 50g
Phiếu mua xăng
Phiếu mua chất đốt + tem mua đường
Tem thuốc
Tem vải
Một bức thư kể chuyện dùng bơ và pho mát để giặt quần áo vì cứ ngỡ là xà phòng
Sổ lương thực
Sổ đăng ký máy thu thanh. Giống như đăng ký xe máy bây giờ vậy
Xe khách
Bia hơi 3 hào
Ngày ấy chưa có tắc đường, các chú cảnh sát thật dễ thương

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Những chuyện khó tin nhưng có thật


Những câu chuyện khó tin về cấy ghép bộ phận cơ thể

(Zing) - Một phụ nữ được “bồ” của chồng hiến tặng thận, người đàn ông tháo bỏ “của quý” vì vợ không thích, hay một cô gái được cấy ghép tay vào chân… là những câu chuyện tưởng như chỉ xuất hiện trong ngày Cá tháng 4, nhưng hoàn toàn có thật.

1. Được cứu sống nhờ quả thận của tình địch
Bà Meliha Avci, người Thổ Nhĩ Kỳ, được cứu sống sau khi nhận được một quả thận từ người tình của chồng. Bốn năm sau khi kết hôn, một trong hai quả thận của Meliha không thể hoạt động. Bà phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 4 tiếng. Trong thời gian này, người chồng Mehmet Avci đã gặp gỡ với người phụ nữ khác - bà Ayse Imdat - và đưa bà này về nhà với tư cách người giữ trẻ. Ông dự định sẽ tổ chức đám cưới với bà Imdat sau khi vợ qua đời. Tuy nhiên, người tình Imdat đã quyết định tặng một quả thận của mình để cứu sống bà Meliha. Bà Meliha cho biết: “Chúng tôi đã chia sẻ nhau một người chồng, và giờ, chúng tôi sẽ chia sẻ với nhau thêm một quả thận”.
2. Được cứu sống sau khi từ bỏ đội bóng mình yêu thích
(Hình minh họa)
Một người đàn ông đồng ý tham gia vào việc cấy ghép tế bào để cứu sống anh trai mình, sau khi nhận được lời hứa của anh trai sẽ không cổ vũ đội bóng thù địch của ông ta nữa. Ông Martin Warburton (50 tuổi), một fan hâm mộ cuồng nhiệt của đội bóng Manchester United, đã đề nghị anh trai mình, ông Paul Warburton (59 tuổi), ngừng cổ vũ cho đội bóng thù địch cùng thành phố - Manchester City - và tham gia vào câu lạc bộ fan hâm mộ MU. Ngay sau khi nhận được lời hứa của Paul, ông Martin đã đồng ý giúp đỡ anh trai mình cấy ghép tế bào để chống lại bệnh bạch cầu. Ông Paul, sau khi được cứu sống, cho biết: “Tôi thực sự may mắn vì tế bào của mình và em trai hoàn toàn phù hợp. Nhưng thật lạ là giờ tôi cũng trở thành một người hâm mộ đội Quỷ đỏ”.
3. Gắn tay vào chân bệnh nhân trong 3 tháng
Ming Li (9 tuổi) người Trung Quốc, bị một cái máy kéo cắt lìa tay trái. Phần tay bị cắt đứt bị thương nặng và không thể tiến hành cấy ghép ngay được. Các bác sỹ quyết định gắn bàn tay vào phần chân phải của cô cho tới khi nó được chữa lành. Ba tháng sau, một nhóm nghiên cứu tại bệnh viện ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tiến hành cấy ghép bàn tay bị đứt vào cánh tay của Ming Li. Tiến sĩ Hou Jianxi cho biết: “Khi cô bé được chuyển tới đây, bàn tay hoàn toàn bị cắt lìa khỏi cơ thể. Hiện nay, tay của Ming Li đã hồng hào trở lại, chứng tỏ rằng máu đang được lưu thông tốt”. Cô bé cần 2 năm cải thiện các chức năng của bàn tay và loại bỏ các vết sẹo.
4. Tháo bỏ 'của quý' vì vợ không thích
Sau một tai nạn, dương vật của người đàn ông này bị thương và không thể cứu chữa. Từ đó, ông không thể đi tiểu hay quan hệ tình dục. May mắn thay khi ông được một cặp vợ chồng chấp nhận hiến tặng dương vật của con trai, sau khi chàng trai qua đời. Các bác sỹ sau đó tiến hành cuộc phẫu thuật trong 15 giờ để cấy ghép dương vật mới. Sau 10 ngày, kết quả thu được rất tốt, người đàn ông có thể đi tiểu bình thường. Nhưng tiếc rằng hai tuần sau, ông lại quyết định tháo bỏ nó, vì vợ ông gặp phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng với bộ phận mới của chồng.
5. Con gái được cấy ghép tử cung của mẹ
Cô Sarah Ottoson, người Thụy Điển, khi sinh ra đã không có tử cung, do một rối loạn di truyền hiếm gặp. Mẹ cô quyết định tặng con gái tử cung của mình, và ca phẫu thuật dự định thực hiện trong năm nay. Nếu các bác sỹ phẫu thuật thành công tử cung mới cho Sarah, cô có thể mang thai như nhiều phụ nữ khác. Tuy nhiên, việc cấy ghép tử cung rất phức tạp, liên quan đến việc kết nối các mạch máu nhỏ từ buồng trứng đến tử cung được cấy ghép. Thậm chí, nếu cuộc phẫu thuật thành công, các bác sỹ cũng không chắc liệu kết quả có được duy trì dài lâu hay không. Năm 2000, một phụ nữ ở Ả-rập Xê-út phải tháo bỏ tử cung mới do có nhiều biến chứng sau 4 tháng tiến hành cấy ghép.
6. Sống sót sau khi được cấy ghép phân của chồng
Tiến sĩ Alexander Khoruts, người nghiên cứu về dạ dày và ruột, đã cứu sống một nữ bệnh nhân sau khi cấy ghép mẩu phân của chồng cô vào phần cuối ruột non của bệnh nhân. Sau khi nhận định rằng bệnh nhân cần phải được cấy ghép ngay, ông đã không chọn một phần ruột non, dạ dày hay bất kì cơ quan nào khác. Thay vào đó, ông chọn một số vi khuẩn từ phân của người chồng. Sau khi pha trộn một mẫu phân nhỏ với dung dịch muối, ông đưa nó vào ruột già của người phụ nữ. Những vi khuẩn này thay thế và hỗ trợ số vi khuẩn thiếu trong ruột bệnh nhân, làm cho bệnh tiêu chảy của cô khỏi ngay trong vòng một ngày.
7. Cô gái trải qua 3 lần cấy ghép tim
Ở tuổi 16, Debbie Ward đã trải qua 3 lần cấy ghép tim để duy trì sự sống của mình. Khi sinh ra, tim của Debbie không có một van ba lá để điều chỉnh máu chảy theo đúng hướng. Các bác sỹ đã thực hiện một cuộc cấy ghép tim khi cô mới 15 tháng tuổi. Debbie trở thành người sống sót nhỏ tuổi nhất sau khi ghép tim tại bệnh viện Great Ormond, London. Tim được cấy ghép hoạt động rất tốt trong hơn một thập kỷ, và giúp cô bé có thể hoạt động như các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, năm 15 tuổi, Debbie lên cơn đau thắt ngực trên xe buýt. Các bác sỹ cho biết cuộc phẫu thuật trước đây đã thất bại, các động mạch bắt đầu bị tắc nghẽn và tim không hoạt động tốt. Cuộc phẫu thuật thứ 2 được thực hiện ngay sau đó. Giờ đây, Debbie đã trải qua 3 lần cấy ghép tim và thật may mắn, cô bé vẫn sống sót.